Tổng giám đốc HSBC: "Kiến thức trong trường học hầu hết đều liên quan đến chỉ số IQ, nhưng EQ, CQ còn quan trọng hơn nhiều"

Tổng giám đốc HSBC: "Kiến thức trong trường học hầu hết đều liên quan đến chỉ số IQ, nhưng EQ, CQ còn quan trọng hơn nhiều"

Theo vị Tổng giám đốc của Ngân hàng HSBC, người Việt cần tạo ra được văn hóa làm việc cùng nhau, lắng nghe và liên kết sức mạnh thì mới tạo được sự khác biệt lớn. Nếu chỉ tập trung vào cá nhân thôi thì rất khó thành công.

 

Trong lễ khai giảng của sinh viên trường Đại học Kinh tế TP HCM, ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam đã có những chia sẻ về hành trang cần thiết cho những người trẻ trước ngưỡng cửa tương lai. 

Trong bài phát biểu dài hơn 40 phút, ông Phạm Hồng Hải đã chia sẻ với các bạn sinh viên 4 bài học sâu sắc rút ra từ những lần thất bại trong thời sinh viên của mình.

Phải xác định được mục đích của tấm bằng đại học là gì

Ông Phạm Hồng Hải chia sẻ, ngày nay các bạn trẻ có rất nhiều cơ hội học tập, tìm hiểu qua mạng Internet những kỹ năng chọn lọc thông tin là rất quan trọng. Khi chọn lọc đúng thông tin, các bạn trẻ mới có khả năng nắm bắt đúng cơ hội, xác định đúng hướng đi của mình.

Ông Hải cũng thừa nhận rằng, kết quả học tập của ông thời đại học cũng làng nhàng bởi chưa đặt ra câu hỏi cho chính mình: Học để làm gì. Ở cấp 3, chúng ta học cho bố mẹ, mục tiêu là đỗ đại học. Khi đỗ đại học rồi, nhiều người cũng không biết trả lời câu hỏi: Tại sao mình đi học đại học? Mục đích của tấm bằng đại học là gì?

Theo ông Hải, nếu chưa tìm được câu trả lời, chúng ta sẽ không xác định được phương hướng cho việc học tập của mình, không biết sẽ phải tập trung vào điều gì.

Sự thông minh rất quan trọng, nhưng EQ và CQ mới là yếu tố quyết định

Trong bài phát biểu, ông Phạm Hồng Hải cũng nêu ra một thực tế: "Tôi thấy có khá nhiều bạn học trong trường rất giỏi nhưng ra trường có vẻ không thành công. Về mặt lý thuyết, điều này không ổn một chút nào".

Theo ông, kiến thức trong trường học hầu hết đều liên quan đến chỉ số IQ, nhưng các chỉ số khác như EQ (chỉ số cảm xúc), CQ (chỉ số sự tò mò) còn quan trọng hơn nhiều. Ông đưa ra một công thức: EQ + CQ > IQ.

Thực tế, nhiều người lãnh đạo chưa hẳn là người giỏi nhất trong nhóm. Họ thường là người có khả năng thuyết phục, kết nối, thấu hiểu và truyền cảm hứng cho người khác. Đó là biểu hiện của yếu tố EQ. Trong khi đó, CQ thể hiện sự tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình, không bao giờ ngừng học hỏi ngay cả khi đã tốt nghiệp đại học.

Tổng giám đốc Hải chia sẻ: "Tôi cảm thấy mình rất may mắn vì ngay cả khi nói chuyện với những người ở bậc thấp nhất, tôi cũng học được ở họ nhiều điều. Mỗi người đều có những điều hay riêng". Sự tò mò sẽ thúc đẩy việc học tập của các bạn mỗi ngày, giúp bạn tạo ra những điều khác biệt trong cộng đồng.

Không xác định điểm đến của mình thì các bạn có thể đi suốt cuộc đời cũng không thể đến đích được

Tổng giám đốc HSBC: Kiến thức trong trường học hầu hết đều liên quan đến chỉ số IQ, nhưng EQ, CQ còn quan trọng hơn nhiều  - Ảnh 1.

Ông Phạm Hồng Hải trong buổi lễ khai giảng của sinh viên trường Đại học Kinh tế TP HCM.
(Ảnh chụp màn hình)

.
Loading...

"Nói về mục đích cuộc đời. Tôi ví cuộc đời như một chiếc xe hơi, các bạn có thể lái nhanh lái chậm tùy ý, nhưng nếu các bạn không xác định điểm đến của mình thì các bạn có thể đi suốt cuộc đời không thể đến đích được. Có một số người rất giàu có nhưng cuối đời lại nghèo khó là bởi vì những gì họ tưởng mình đã tốn công tìm kiếm lại không phải điều cuối cùng họ mong muốn", ông Hải chia sẻ.

Chính bản thân ông, dù được nhiều người đánh giá là thành công những cũng không ít lần thay đổi mục đích cuộc đời. Ông Hải kể: "Khi ra trường, mục đích của tôi là làm sao về hưu càng sớm càng tốt vì muốn hưởng thụ, điều đó cũng đồng nghĩa là phải kiếm tiền càng nhanh càng tốt.

Nhưng một lúc nào đó, mục đích kiếm tiền cũng không thể khiến mình hạnh phúc cả đời được. Sau đó, tôi cũng nghĩ mình nên nổi tiếng, nhiều người biết đến. Nghĩ lại thì điều đó thật phù du, vì ngày hôm nay có thể mình là người nổi tiếng và ngày mai mình chẳng là ai hết. Cuối cùng, tôi nghĩ rằng mình nên đóng góp những điều tốt đẹp cho cuộc đời, cho xã hội".

Ông nhắc nhở các bạn sinh viên rằng, hãy luôn đặt câu hỏi để định hình được mục tiêu trong cuộc đời mình. Dù điều đó không dễ dàng, có nhiều người đến khi rời xa cuộc đời vẫn không biết được đó là gì. Tuy nhiên ông tin rằng, nếu nỗ lực tìm kiếm thì sẽ có một ngày bạn tìm ra câu trả lời.

Tại sao chúng ta thường không vui khi thấy người khác thành công?

Tổng giám đốc HSBC: Kiến thức trong trường học hầu hết đều liên quan đến chỉ số IQ, nhưng EQ, CQ còn quan trọng hơn nhiều  - Ảnh 2.

Sau nhiều năm làm việc, Tổng giám đốc Phạm Hồng Hải nhận ra một điều rằng: "Người Việt học giỏi, cần cù, nhưng điểm yếu nhất của người Việt Nam là làm việc nhóm. Chúng ta thường thấy người khác thành công thì mình không thích, không vui".

Đa số chúng ta vẫn còn có tư tưởng cá nhân, không làm việc nhóm hiệu quả. Thực tế, khi thực hiện các dự án, sự kết hợp giữa các thành viên trong nhóm, liên kết sức mạnh với nhau, tận dụng được sở trường của từng người sẽ đảm bảo khả năng thành công cao hơn.

"Nếu chúng ta tạo được văn hóa làm việc cùng nhau, lắng nghe nhau trong công ty thì sẽ tạo được sự khác biệt rất lớn; nếu chúng ta chỉ tập trung vào cá nhân thôi thì sẽ khó thành công được. Nên nhớ thành công của một cá nhân là dựa vào thành công của một tập thể", vị Tổng giám đốc nhấn mạnh.

Minh An - Theo InfoNet

Loading...
Bài viết liên quan
Nhận xét
retro jordans for sale, cheap jordans, cheap foamposites, cheap air jordans, Cheap jordans, cheap foamposites for sale, nfl jerseys for sale, cheap jordans for sale, lebrons new shoes, Cheap foamposites for sale, cheap jordans free shiping,